Final Fantasy Wiki
Register
Advertisement
Final Fantasy XII
Final Fantasy XII.
ファイナルファンタジーXII
Fainaru Fantajī XII
Phát triển: Square Enix
Phát hành: Square Enix
Ngày phát hành: Japan 16/3/2006
United States/Canada 31/10/2006
Europe/Australia 23/2/2007
Japan 9/8/2007 (international)
Thể loại: Nhập vai
Chế độ chơi: Một người chơi
Phân loại: ESRB:TeenTeen
CERO:All AgesAll Ages
OFLC:MM
PEGI:16+16+
USK: 12+ 12+
Hệ máy: PlayStation 2

Final Fantasy XII là phiên bản thứ mười hai trong loạt game Final Fantasy, và cũng là một phần của Ivalice Alliance. Trò chơi này được phát hành vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 ở Nhật Bản và Bắc Mỹ vào ngày 31 tháng 10 năm 2006. Trò chơi ra mắt ở Châu Âu và Úc vào ngày 23 tháng 2 năm 2007.Không giống như phần trước, Final Fantasy XI, Final Fantasy XII không phải là một trò chơi trực tuyến, game nhập vai một người với nhân vật định sẵn. Thêm vào đó, trò chơi này cũng quay trở lại thời kỳ "trung cổ huyền ảo", khác với thế giới hiện đại của Final Fantasies VII, VIII, và X, mặc dù Final Fantasy IX cũng quay lại với thời trung cổ giữa VIII and X.

Final Fantasy XII có một phần mở rộng, Final Fantasy XII: Revenant Wings, cho hệ máy Nintendo DS.

Gameplay[]

Final_Fantasy_XII_official_trailer

Final Fantasy XII official trailer

Trailer chính thức của Final Fantasy XII


Mỗi phần của loạt game Final Fantasy, sẽ có những điểm đặc trưng riêng trong cách chơi. Giống như tất cả các phần khác trong series, các nhân vật sẽ lên level, học skills, sử dụng phép (magic), triệu hồi SummonsLimit Breaks và đánh nhau với quái vật. Final Fantasy XII cũng có một vài sự khác biệt rõ rệt trong cách chơi.


Phát Triển Nhân Vật[]

Để tăng level, người chơi bắt buộc phải đánh bại quái vật/kẻ thù trên đường đi, bằng cách đó họ sẽ thu thập được điểm kinh nghiệm, cùng với 1 LP, hay License Point. Nếu có nhiều nhân vật cùng hoạt động trong nhóm, lượng điểm kinh nghiệm sẽ được chia đều cho mỗi thành viên, tuy nhiên mỗi nhân vật vẫn sẽ nhận được 1 License point. Những trận đánh với Boss sẽ cho nhiều License Points hơn cho mỗi thành viên hiện tại trong nhóm, nhưng không cho XP.

Mỗi nhân vật có thể sử dụng Technicks, magicks, phụ kiện (accessories), augments, vũ khí (weapon), và áo giáp (armor) bằng cách thu thập những ô Licenses, được mở ra trong License Board. Để có thể mở ra được một ô License, nhân vật phải có đủ lượng LP, kiếm được bằng cách đánh bại kẻ thù hoặc bosses. Giống như Sphere Grid trong Final Fantasy X, nhưng tự do hơn, người chơi có toàn quyền quyết định sự phát triển của mỗi nhân vật.

Phép thuật[]

Bài viết chính: Magick

Trong Final Fantasy XII, phép thuật (magic) được gọi là "Magicks". Để có thể sử dụng Magicks, người sử dụng phải mua item có tên của Magick skill (như là Fire hay Cura) trong Magick shop hoặc từ các Lái buôn (Merchant), và một khi đã thu thập đủ LP (License Point), họ phải mở ra ô skill tương ứng trong bảng License Board. Sử dụng Magick yêu cầu MP (hay Mist Points), có thể được phục hồi bằng cách di chuyển, dùng item như là Ether, hoặc chạm vào Save Crystal.

Triệu Hồi (Summons)/Espers[]

Ffxii espers belias

Belias, Esper đầu tiên có thể thu nhận được.

Bài viết chính: Esper (Final Fantasy XII)

Summons, được gọi là Espers, được thu thập bằng cách đánh bại chúng trong suốt quá trình chơi. Có tất cả 13 Espers trong Final Fantasy XII. Năm trong số đó có thể tìm thấy theo cốt truyện của game, và tám Espers còn lại có thể tìm thấy trong những vùng đất ẩn sau khi hoàn thành một số phần nhất định của cốt truyện chính.

Mỗi Esper có thể được mở ra trong bảng License Board sau khi người chơi đã đánh bại chúng. Một Esper chỉ có thể được sử dụng bởi một nhân vật, và Esper đấy được kết nối với nhân vật đó, loại bỏ hoàn toàn ô của nó trong bảng License Board của các nhân vật còn lại. Khi một nhân vật triệu hồi Esper, nó chiếm chỗ của hai thành viên khác trong nhóm. Esper sẽ chiến đấu độc lập với nhân vật trong một khoảng thời gian ngắn, và chỉ tồn tại nếu người triệu hồi còn sống. Một khi thời gian kết thúc, Esper sẽ tung ta một chiêu thức đặc biệt, nếu đã đáp ứng đủ điều kiện để tung ra chiêu thức đó, và biến mất. Việc triệu hồi sẽ sử dụng hết một phần của thanh MP cho mỗi cấp mà Esper đó có. Ví dụ: Esper Belias (phải) là một Summon cấp I và sẽ sử dụng hết một phần của thanh MP, trong khi Zodiark, một Esper cấp III, sẽ dùng hết cả ba phần của thanh MP.

Hệ thống Quickenings/Concurrences[]

Bài viết chính: Quickening

Limit Breaks trong Final Fantasy XII được gọi là Mist Quickenings trong phiên bản tiếng Anh, và Mist Knacks trong phiên bản tiếng Nhật. Quickening có sẵn trong bảng License Board cho mỗi nhân vật. Khi một nhân vật đã mở một Quickening, ô đó được loại bỏ trong bảng của những thành viên còn lại. Mỗi nhân vật có thể có tối đa ba Quickenings.

Có tất cả 18 Quickenings trong bảng. Khi một nhân vật sử dụng một Quickening, ngưới đó dùng hoàn toàn một phần của thanh MP. Sau khi học Quickening thứ hai, thanh MP của nhân vật đó được nhân đôi và chia thành hai phần; cuối cùng khi một phần nữa được thêm vào, lượng MP sẽ được nhân lên ba lần, khi nhân vật đó mở ô Quickening thứ ba của họ. Bạn có thể kết hợp các Quickenings để tạo thành một Concurrence gây ra một lượng damage lớn cho chính đối tượng và các quái vật xung quanh. Mỗi quickening cần 50 LP để học mà không phụ thuộc vào cấp độ.

Hệ thống chiến đấu[]

Xem thêm: Gambits.
Bagoly

Một trận đấu trong Final Fantasy XII.

Final Fantasy XII cũng tương tự như Final Fantasy XI là sẽ không còn các trận chiến ngẫu nhiên. Thay vào đó, quái vật sẽ di chuyển tự do trên đường đi và trận đấu sẽ được diễn ra ngay trên bản đồ mà không cần phải chuyển qua cảnh khác. Kẻ thù hiếm khi làm bạn ngạc nhiên, dù rằng những sinh vật bay sẽ thường tấn công từ trên cao, và những sinh vật khác sẽ nổi lên từ dưới nước hoặc chui lên từ mặt đất để tấn công. Tuy nhiên, thường thường, những con quái vật ngoan ngoãn sẽ trở nên hung hãn mỗi khi nhóm đi ngang qua chúng, sử dụng phép thuật ở những vùng lân cận, hay nếu người chơi quyết định tấn công những sinh vật khác cùng loại.

Người chơi có thể tự điều khiển trận đánh hoặc lập trình bằng cách sử dụng Gambits. Hệ thống gambit được sử dụng lần đầu tiên trong cả series ở Final Fantasy XII. Nó gần giống như hệ thống Macro tìm thấy trong Final Fantasy XI. Giống như máy tính đơn giản, người chơi có thể tạo ra một danh sách những mệnh lệnh và phần phụ thuộc cho nhân vật tự động thi hành để đơn giản hóa hệ thống chiến đấu. Tất cả các lệnh đều liên hệ đến chính nhân vật, đồng đội, hoặc kẻ thù trên màn hình.

Người chơi có thể chọn giữa Chế độ chờ (Wait mode) và Chế độ hành động(Active mode). Trong Wait mode thời gian đóng băng trong khi người chơi đang chọn lệnh, nhưng chỉ có một hành động có thể thực hiện một lúc. Nếu game config được đặt là Active, nhiều hành động có thể được thi hành cùng một lúc. Điều này giải thích tại sao người chơi có thể dễ dàng nhận thấy một số magicks có thời gian xuất chiêu lâu sẽ làm cho những hành động khác bị giữ lại.

Battle Chain[]

Bài viết chính: Loot (Final Fantasy XII)
Ffxii chain

Loot cao nhất (vàng) rơi ra từ kẻ thù sau khi liên tiếp tiêu diệt cùng một loại quái vật.

Battle Chain được hình thành khi nhóm đánh bại liên tiếp hai quái vật giống nhau. Battle Chain Level sẽ tăng lên khi nhóm tiếp tục tiêu diệt kẻ thù có cùng một loại. Khi Chain Level gia tăng với mỗi trận đánh, quái vật sẽ bắt đầu rơi ra những đồ quí hiếm hơn và sẽ cho bạn nhiều items cùng một lúc; khi levels cao hơn, White hoặc Green Magick sẽ được sử dụng lên cả nhóm. Tuy nhiên, nếu người chơi giết một quái vật khác loại, chain sẽ bị phá vỡ và Chain Level quay trở về 0.

Bẫy (Traps)[]

Bài viết chính: Trap 

Bẫy (Traps) nằm rải rác trên đường đi và khi bị dẫm lên, chúng sẽ gây ra damage và/hoặc gây ra status ailments cho nhóm của bạn. Thông thường, bẫy không thể nhìn thấy được, nhưng sẽ hiện ra như những vòng tròn đỏ phát sáng nếu có ít nhất một thành viên trong nhóm sử dụng phép Libra. Bẫy có thể được né tránh bằng phép Float hoặc đeo accessory có khả năng giúp nhóm miễn nhiễm với bẫy (ví dụ: Steel Poleyns). Cũng có một số bẫy giúp ích cho nhóm bằng những status effects có lợi và/hoặc phục hồi HP cho nhóm.

Bối cảnh[]

Bài viết chính: Ivalice (Final Fantasy XII)

Bản đồ thế giới trong game thực sự không bao phủ toàn bộ lãnh thổ Ivalice. Thay vào đó, nó chỉ thể hiện một phần lớn của Ivalice. Tấm bản đồ này cho thấy vùng đất từng được trị vì bởi Raithwall the Dynast King, nhưng hiện tại phần lớn nằm dưới sự cai trị của Đế Chế Archadian và Đế chế Rozzarian .

Trên tấm bản đồ này có ba vương quốc Dalmasca, Archadia, Bhujerba và khu vực từng được điều khiển bởi vương quốc Nabradia bao gồm Pháo đài Nalbina. Người chơi cũng có thể đến thăm những ngôi đền thờ lâu đời như Di tích Miriam, Núi Bur-Omisace, và Lăng mộ Raithwall, cũng như những ngôi làng của những tộc người bản địa như GarifViera. Nằm giữa tất cả các địa điểm văn minh này là những vùng đất được tuần tra và cũng là nơi cư trú của nhiều loại quái vật. Mỗi địa điểm được chia thành nhiều vùng, cho phép người chơi né tránh quái vật, và cũng là để cho thấy sự thay đổi địa hình trong cùng một khu vực.

Nhân vật[]

Bài viết chính: Danh sách nhân vật trong Final Fantasy XII
AkihikiYoshida-FFXIIallChars.

Những nhân vật chính trong Final Fantasy XII.

Final Fantasy XII có tất cả sáu nhân vật chính. Không giống như những phiên bản Final Fantasy khác, nhóm này một khi đã được thành lập sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, cũng có ba nhân vật khách mời đặc biệt (không kể tới những đồng minh trong một số nhiệm vụ hunts), và một nhân vật khác mà người chơi điều khiển trong phần mở đầu.

Nhân vật chính[]

  • Vaan là một nhân vật nam chính diện và cũng là nhân vật chính, nhưng không được hiểu theo cách theo cách truyền thống. Tuy là nhân vật được giới thiệu đầu tiên, anh ta thực sự chỉ bị cuốn theo những sự kiện của trò chơi, chính vì thế câu truyện được kể dưới ánh mắt của cậu. Là một đứa trẻ mồ côi, Vaan sống trên đường phố Rabanastre với người bạn của mình là Penelo.

  • Penelo là người bạn thân thiết nhất của Vaan. Cũng như Vaan, sự ảnh hưởng của cô là rất hạn chế, mặc dù vậy cô ấy vẫn rất quan trọng đối với cả nhóm.

  • Balthier, tên thật là Ffamran mied Bunansa, là một sky pirate phong độ nhưng tính cách cũng rất phức tạp, đang tìm cách chạy chốn quá khứ của chính mình. Anh thường tự nhận mình là 'người lãnh đạo'. Balthier từng là một trong những Judges của Đế Chế và là một thành viên của House of Bunansa, cha của anh là nhà bác học nổi tiếng Dr. Cid, người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nethicite. Anh ta rời khỏi Đế Chế, buồn phiền bởi tình trạng điên loạn của cha mình và con đường mà Đế Chế đang theo đuổi.

  • Fran là bạn và cũng là đối tác của Balthier. Thuộc chủng tộc Viera, cô ta là nhân vật chính duy nhất không thuộc loài Hume. Giống như Balthier, cô cũng đang cố gắng để quên đi quá khứ. Fran hiếm khi nói; nhưng mỗi khi lên tiếng, cô thường đưa ra nhưng lời khuyên sáng suốt.

  • Basch fon Ronsenburg là một chiến binh bại trận, người luôn muốn bảo vệ quê hương Dalmasca bằng mọi giá. Ông có một người anh em sinh đôi nhưng hiện tại lại đang đi theo một con đường khác. Ông bị gọi là kẻ phản bội sau khi bị gán cho tội danh ám sát Vua Dalmasca, một tội ác mà ông chưa bao giờ thừa nhận. Tất cả sẽ được tiết lộ về sau.

  • Ashelia B'nargin Dalmasca là công chúa Dalmasca và cũng là một nữ chính diện. Cô cố gắng dùng quyền lực của mình để khôi phục lại vương quốc đã mất. Trước khi Vua Dalmasca bị giết, cô đã kết hôn với Lord Rasler, Hoàng Tử của Nabudis, và mặc dù cuộc hôn nhân của họ chỉ là mang động cơ chính trị, họ vẫn thể hiện tình yêu thương dành cho nhau. Rasler đích thân kêu gọi cho cuộc chiến và chỉ huy quân đội Dalmasca chiến đấu chống lại Đế Chế Archadia để bảo vệ cho quê hương của anh nhưng lại bị hạ sát bởi một mũi tên ngầm của kẻ thù. Suy sụp bởi cái chết của chồng, Ashe đã ngụy tạo ra việc mình tự tử và qua đó âm thầm nuôi mầm mống cho cuộc lật đổ Đế Chế Archadia, một cuộc nổi dậy mà chính cô giữ vai trò lãnh đạo.

Nhân vật điều khiển tạm thời[]

  • Reks

Nhân vật khách(Guests)[]

  • Lamont/Larsa
  • Vossler York Azelas
  • Reddas

Cốt truyện[]

Cảnh báo: bên dưới là những điều mà tiết lộ trước sẽ làm mất thú vị khi chơi game, chỉ nên đọc khi đã chơi qua một lần. (Bỏ qua đoạn này)

Những sự kiện trong Final Fantasy XII hầu hết diễn ra ở Vương Quốc Dalmasca, một thành phố nhỏ trong thế giới Ivalice. Là một thành phần trung lập trong cuôc chiến giữa hai Đế Quốc láng giềng ArchadiaRozarria, Dalmasca hoàn toàn bị xâm chiếm và biến thành một thuộc địa dưới ách cai trị của Archadia, sau khi Vua Raminas ký vào bản hiệp ước đầu hàng và chịu sự cai quản của Imperial. Kết quả là, loyal-knight Basch fon Ronsenburg ám sát chính vị vua của ông vì King Raminas đã bán rẻ đất nước của mình cho kẻ thù. Reks, một chiến binh trẻ tuổi, là người chứng kiến tất cả sự việc. Chính anh sau đó đã kể lại sự phản bội của Basch trước khi trút hơi thở cuối cùng sau khi đã bị trọng thương. Marquis Ondore, người đứng đầu The Sky City of Bhujerba, tuyên bố rằng người con gái của vua, Ashe, đã tự tử sau khi người chồng mới cưới của cô, Rasler, bị bắn và hy sinh bằng một mũi tên từ phía Archadian Imperial trong trận chiến ở Nalbina Fortress. Ông ta cũng thông báo rằng Basch đã bị hành hình vì hành vi mưu phản.

Balthier and fran

Balthier và Fran phục kích Vaan trong Royal Palace.

Hai năm sau, em trai của Reks, Vaan, một đứa trẻ mồ côi sống trên đường phố của Dalmascan Capital of Rabanastre, the Royal City, muốn lọt vào cung điện hoàng gia để "đoạt lại những gì vốn thuộc về họ". Trong khi vẫn đang tìm kiếm, Vaan gặp Balthier, một sky pirate cũng đang muốn chiếm lấy kho báu, và người bạn đồng hành của anh ta Fran, một chiến binh Viera. Cũng đêm đó, phe kháng chiến tấn công vào cung điện hoàng gia trong một cuộc đảo chính quân sự nhằm loại bỏ kẻ đại diện được phía Archadia phái tới, Vayne Carudas Solidor. Sự đột nhập của Vaan bị phát hiện; cậu, Fran, và Balthier bị truy đuổi bởi quân lính Archadia. Họ sau đó rơi xuống Garamsythe Waterway. Tại nơi đây, họ gặp Ashe, người công chúa còn sống sót (lúc này được biết dưới tên Amalia); cô cũng là người lãnh đạo tổ chức kháng chiến.


Sau khi đánh bại Fire Mane, cả nhóm bị bắt giữ bởi Imperial Guard và bị lầm tưởng là những kẻ trộm. Ashe bị đem đi biệt giam. Cách đó không xa, một nhóm bounty hunters rên rỉ rằng mục tiêu của chúng đã bị đội cận vệ đem đi. Balthier, Vaan, và Fran bị đưa đến một nhà ngục và từ đó họ đào thoát, giải cứu Basch, người thực sự vẫn còn sống và bị giam giữ kể từ khi chiến tranh kết thúc. Basch tiết lộ rằng ông có một người anh em song sinh là Gabranth; chính hắn đã giả mạo ông để ám sát vua nhằm đe dọa Ondore và dễ dàng che mắt dân chúng Dalmasca. Ngay sau đó, Bangaa headhunter Ba'Gamnan và hội của hắn bắt cóc Penelo bởi chúng nghĩ rằng cô có quan hệ với Balthier, người đã đưa cho cô một chiếc khăn tay (những chi tiết trong game cũng không nói rõ rằng chiếc khăn đó có được trả lại cho Balthier hay không), và do đó anh ta sẽ đến giải cứu cho cô.

Balthier, dưới sự ép buộc từ Migelo và Vaan, cũng như những lời đề nghị của Basch, cuối cùng cũng quyết định trở cả nhóm bay đến Bhujerba để giải thoát Penelo, và họ gặp Larsa Ferrinas Solidor trong cuộc hành trình. Larsa giả dạng làm thường dân dưới cái tên "Lamont," gia nhập nhóm bởi cậu cũng đang muốn tìm hiểu về manufactured Nethicite. Về sau, họ phát hiện ra rằng Larsa chính là em ruột của Vayne và là sự lựa chọn thứ hai cho ngai vàng ở Archadia. Cậu ta giúp những người bạn mới cứu thoát và sau đó giữ Penelo bên mình để đảm bảo sự an toàn cho cô và cả nhóm từ quân lính Archadia.

Vaan sau đó được cử đi loan tin khắp thành phố rằng Basch vẫn còn sống để có cơ hội gặp được những người đứng đầu tổ chức kháng chiến nhằm vạch ra một kế hoạch giải cứu Ashe. Sau đó, họ được đưa đến gặp Marquis Ondore, người có quyền lực tối cao tại Bhujerba và cũng là người chú của Ashe. Tuy nhiên, cả hai bên đều không tìm được tiếng nói chung trong cuộc đàm phán; cả nhóm bị bắt giữ và đưa đến chiếc warship vĩ đại của Archadia Leviathan. Tại đó, nhóm gặp lại Ashe, và cùng cô bỏ trốn khỏi nơi giam cầm. Họ sau đó một lần nữa quay lại gặp Marquis và hy vọng lần này Ashe có thể thuyết phục ông đứng về phía cô nhưng ông ta lại lấy lí do rằng sẽ không ai tin vào sự sống sót của cô. Đó chính là lí do khiến Ashe quay ra yêu cầu sự giúp đỡ từ Balthier (bằng cách "bắt cóc") để có thể chứng minh được dòng dõi hoàng tộc của mình: Dawn Shard.

Ashe4

Ashe thề sử dụng Dawn Shard như một vũ khí để chống lại Đế Chế.

Cả nhóm hướng tới Dynast King Raithwall's tomb để tìm lại Dawn Shard, và sau đó lại một lần nữa bị bắt giữ bởi Judge Ghis khi rời khỏi ngôi mộ. Một vụ nổ lớn đã tạo cơ hội cho nhóm trốn thoát và chứng kiến phi thuyền của Judge Ghis cùng cả hạm đội Archadian Eighth Fleet bị phá hủy bởi sức mạnh của viên Dawn Shard được tạo ra bởi Deifacted Nethicite. Quyết tâm sử dụng sức mạnh đó để giải phóng Dalmasca và trả thù cho những đồng đội đã ngã xuống, Ashe hướng tới Jahara, nơi mà cô có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng hòn đá. Tuy nhiên, ngay cả vị trưởng lão của bộ tộc Garif cũng không có được câu trả lời mà Ashe mong muốn do chính họ cũng không biết cách kích hoạt sức mạnh của những viên đá. Ngẫu nhiên, họ gặp lại Larsa. Cậu ta cố gắng thuyết phục họ giúp sức cùng một kẻ thù/đồng minh bí ẩn khác ở Mt. Bur-Omisace để ngăn chặn cuộc chiến đang đến gần.

Sau khi hạm đội Eighth Fleet bị phá hủy, Vayne bị gọi trở lại Archadia, và bắt đầu nghi ngờ rằng cha mình và Archadian Senate sẽ không chọn hắn làm người kế vị mà thay vào đó ngai vàng sẽ được trao cho Larsa. Không muốn điều này xảy ra, Vayne ra tay ám sát chính người cha của mình, giải thể Senate, và ngay lập tức gửi một hạm đội đến Mt. Bur-Omisace để cướp lại viên Dawn Shard từ Ashe. Hai cận thần của hắn, Judges Bergan và Zargabaath, khi tới nơi thì đã quá trễ: Ashe đã rời khỏi ngọn núi thánh và có được Sword of Kings (thanh kiếm có khả năng vô hiệu hóa Nethicite). Judge Zargabaath hộ tống Larsa trở lại Archades, Judge Bergan trong cơn phẫn nộ đã sát hại Gran Kiltias Anastasis và tàn phá Mt. Bur-Omisace, nhưng sau đó bị nhóm của Vaan giết chết sau khi họ trở về.

Ashe và nhóm bạn của cô nhận thấy sức mạnh của những viên Nethicite thật sự đáng sợ nên họ quyết định cùng đi đến Draklor Laboratory tại Archadian Empire để phá hủy những viên đá còn lại. Dr. Cid, hay Cidolfus Demen Bunansa, (cha của Balthier), là người chịu trách nhiệm sản xuất những viên Nethicite nhân tạo cho Đế Chế Archades.

Ff12 ashe giruvegan

Ashe bất ngờ vì lời thỉnh cầu của Occuria.

Nhóm bạn không thành công trong việc phá hủy những viên Nethicite trong Draklor Laboratory. Trước khi bỏ trốn, Dr. Cid nói với Ashe rằng nếu cô có ý định đuổi theo thì hãy tới thành phố cổ đại Giruvegan, cũng là điểm đến tiếp theo của hắn để thu thập thêm những mảnh Deifacted Nethicite. Nhóm bạn tiến vào thạnh phố, chiến đấu đến tận trung tâm của Great Crystal, nơi những Occurians trú ngụ. Tại đó, lịch sử về vua Raithwall và những viên Nethicite được hé lộ. Ashe được ban cho thanh Treaty Blade, dùng nó cắt thêm những mẩu Deifacted Nethicite từ Sun Cryst, nguồn gốc của tất cả những viên Nethicite, để có thêm sức mạnh tiêu diệt Archadia và kẻ phản bội Occuria Venat. Lúc này, cuộc đấu tranh nội tâm bên trong Ashe được thể hiện rõ ràng.

Ff12 solidor gabranth

Vayne, Larsa và Gabranth tranh cãi về việc Ashe sẽ nổi dậy chống lại Đế Chế.

Ashe và nhóm bạn rời khỏi thành phố cổ; cô cũng nhận ra rằng Dr. Cid thực sự chưa từng có ý định tới đó mà chỉ dụ họ đến Giruvegan để lấy thanh Treaty Blade. Tất cả quay trở lại Balfonheim; Reddas gia nhập nhóm và sau đó cùng bay tới Ridorana Cataract, nơi Sun Cryst đang chờ đợi trên tận cùng ngọn tháp. Tại ngọn hải đăng, Ashe nhận ra rằng tất cả ảo ảnh của Rasler đều được tạo ra bởi Venat. Judge Gabranth cùng Dr. Cid xuất hiện và chiến đấu với nhóm. Sau khi Dr. Cid bị đánh bại, Sun Cryst bắt đầu phản ứng với hai thanh bảo kiếm mà Ashe đem tới. Trước sức mạnh tỏa ra ngày càng lớn, Reddas chấp nhận hy sinh, dùng thanh Sword of Kings để phá hủy Sun Cryst, bảo toàn tính mạng cho cả nhóm.

Nhóm Vaan trở về Balfonheim, nhận được tin rằng nguồn năng lượng mà Sun Cryst giải phóng ra trước khi bị chém vỡ vô tình đã làm kích hoạt chiếc phi thuyền lớn nhất từng được tạo ra, pháo đài bay Bahamut. Cũng cùng lúc đó tổ chức kháng chiến cũng đang chuẩn bị cho trận đánh ngay trên bầu trời Rabanastre. Họ bay tới Bahamut, hy vọng có thể ngăn cản Vayne trước khi hắn tàn phá thành phố, và cả hạm đội bên phía quân nổi dậy. Trước khi có thể trạm chán Vayne, Gabranth một lần nữa hiện ra cản đường họ. Nhóm bạn dễ dàng gạt Gabranth sang một bên và bỏ mặc ông ta trong thang máy. Nhìn thấy tâm địa thực sự của anh mình, Larsa quay sang giúp đỡ nhóm bạn chống lại hắn. Vayne bị đánh bại. Lúc này, Gabranth đã đứng dậy được và tấn công Vayne. Mặc dù bị trọng thương, Vayne vẫn đủ sức đánh trả và chạy thoát ra ngoài. Vayne gọi Venat, thừa nhận rằng mình đã bị đánh bại và khuyên Venat nên tìm người khác để có thể đạt được tham vọng giải phóng Ivalice khỏi sự cai trị của Occuria. Venat trả lời rằng Sun-Cryst đã bị phá hủy, qua đó sự ảnh hưởng của Occurians tới số phận của Ivalice không còn nữa và hắn đã đạt được mục đích của mình. Venat sau đó nhập vào cơ thể Vayne, hấp thụ chính những thanh kim loại từ Bahamut và trở thành Undying.


Mặc dù có được nguồn sức mạnh mới nhưng Vayne vẫn không thể xoay chuyển được tình thế, hắn từ từ phát nổ và tan biến vào trong không khí. Tuy nhiên trước khi nhóm bạn có thể thư giãn, họ phải ngăn cản hai phe tiêu diệt lẫn nhau trong khi pháo đài Bahamut vẫn đang lơ lửng ngay phía trên thành phố Rabanastre. Quay lại con tàu Strahl, với sự giúp đỡ từ Larsa, Ashe, và Basch (người giả giọng Judge Gabranth), họ thành công trong việc kêu gọi hai bên ngừng chiến. Tưởng như mọi việc đã được giải quyết, Bahamut gặp trục trặc và bắt đầu rơi xuống. Judge Zargabaath gia lệnh cho Alexander đâm vào "Bahamut", hy vọng có thể đẩy nó sang một bên. Đúng lúc này, Balthier làm mọi người ngạc nhiên vì anh và Fran vẫn còn ở lại trên đó. Ashe cố gắng thuyết phục họ rời khỏi "Bahamut" nhưng Balthier nhấn mạnh rằng anh ta là người đứng đầu và anh biết mình đang làm gì. Sau khi khởi động lại động cơ cho "Bahamut", Balthier bế Fran (lúc này cô đang bị thương) thoát ra khỏi con tàu. Trước khi tín hiệu liên lạc với Strahl bị cắt đứt, Balthier nhờ Vaan trông nom cho chiếc phi thuyền trong khi anh ta đi vắng. Vaan hứa với Balthier và Strahl bay đi.

Một năm sau, Penelo viết một lá thư cho Larsa. Chiến tranh đã chấm dứt; Archadia và Rozarria trở lại thời kỳ hòa bình. Nhóm bạn bị chia rẽ, mỗi người đi theo con đường của mình. Tháng tới, Ashe sẽ trở thành nữ hoàng của Dalmasca, thế nên họ sẽ không còn có cơ hội gặp lại nhau nữa. Trước đó một thời gian, Strahl bị đánh cắp. Tất nhiên, Penelo cũng nhận ra rằng chiếc phi thuyền không thực sự bị mất trộm mà nó đã quay trở lại với người chủ cũ của mình. Balthier trả lại chiếc nhẫn cưới cho Ashe (thứ mà cô đền bù cho Balthier khi họ đến ngôi mộ Raithwall's Tomb). Balthier cũng nhắn lại rằng anh ta đã tìm thấy thứ khác "đáng giá hơn". Điều này nằm trong sự thỏa thuận giữa hai người khi anh ta lấy chiếc nhẫn: "Tôi chỉ giữ nó cho đến khi tôi tìm được thứ khác quý giá hơn." Basch thay thế vị trí của Gabranth. Ông trở thành Judge Magister và người bảo vệ Larsa. Cảnh cuối cùng của trò chơi cho thấy Vaan lái chiếc phi thuyền của chính mình bay về hướng thành phố Rabanastre, nơi các sự kiện của phiên bản tiếp theo Final Fantasy XII: Revenant Wings bắt đầu.

Quá trình phát triển[]

Được phát triển từ năm 2001 đến 2006, Final Fantasy XII tốn xấp xỉ 4 tỉ yên (35 triệu USD) để sản xuất bởi một nhóm hơn một trăm người. Yasumi Matsuno, ban đầu được công bố là nhà sản xuất và đạo diễn, đã bắt buộc phải tạm dừng trong lúc tạo ra Final Fantasy XII vì lí do sức khỏe. Thay thế vị trí của ông, Hiroyuki ItōHiroshi Minagawa trở thành đạo diễn, cùng với Akitoshi Kawazu trong vai trò của một nhà điều hành sản xuất. Tuy thế, Matsuno vẫn được ghi nhận công lao cho việc "sáng tạo/viết kịch bản/giám sát". Hitoshi Sakimoto là nhạc sĩ chính của trò chơi, và Nobuo Uematsu cũng đóng góp bằng một tác phẩm mới của ông — bài hát tựa đề, "Kiss Me Good-Bye", được trình bày bởi Angela Aki. Nghệ sĩ violon danh tiếng Taro Hakase là người thể hiện bài hòa tấu "Hope", cùng với "Kiss Me Good-Bye" để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

FFXII Early Gameplay

Gameplay của Final Fantasy XII.

Trong giai đoạn đầu phát triển, nhân vật chính được miêu tả là "to lớn và cứng cỏi", nhưng sau khi nhà sản xuất cân nhắc đến đối tượng khách hàng, họ quyết định thay đổi ý định ban đầu, làm cậu có vẻ bề ngoài trẻ trung hơn. Với diễn viên lồng tiếng Kohei Takeda, cũng là người thể hiện chuyển động, cậu ta càng trở nên "sống động, lạc quan, trong sáng và hồn nhiên".

Dịch giả kỳ cựu Alexander O. Smith là người chuyển thể những đoạn lời thoại sang tiếng Anh. Smith trước đó từng tham gia phiên dịch cho Vagrant Story cũng như một vài phiên bản Final Fantasy khác, bao gồm Final Fantasy X.Thuyết minh được đạo diễn bởi Jack Fletcher, người trước đây cũng đã chỉ đạo lồng tiếng cho các trò chơi Final Fantasy.

Ở khu vực Bắc Mỹ, trò chơi có hai bản — bản bình thường có giá bán lẻ $49.99 và bản "Collector's Edition" với $10 đắt hơn. Collector's Edition là phiên bản độc quyền của GameStop và EB Games. Ấn bản này bao gồm một đĩa trò chơi nằm trong vỏ bằng sắt; cùng với một chiếc đĩa đặc biệt chứa đựng những bài phỏng vấn với nhà phát triển Final Fantasy XII, tranh vẽ, bốn đoạn trailers tiếng Mỹ và Nhật, và một bài nói về "Lịch Sử Final Fantasy" tóm tắt khái quát về những phiên bản Final Fantasy đã và đang phát hành.

Những sự thay đổi trong phiên bản Bắc Mỹ gồm có: tương thích với màn ảnh rộng 16:9, và một vài cảnh cùng với nội dung bị loại bỏ trong phiên bản tiếng Nhật do không phù hợp với phân loại game.

Final Fantasy XII International Zodiac Job System[]

FFXII-IZJS Logo

Logo của Final Fantasy XII International.

Phiên bản quốc tế của trò chơi, có tên là Final Fantasy XII International Zodiac Job System, được phát hành ngày 9 tháng 8 năm 2007 ở Nhật Bản như một phần của lễ kỷ niệm 20 năm Final Fantasy ra đời và chiến dịch Ivalice Alliance. Trong phần này, hệ thống License Board được thay đổi hoàn toàn với mười hai bảng tương ứng với mười hai cung hoàng đạo và nghề nghiệp. Hệ thống chiến đấu cũng được sửa đổi đôi chút; nhân vật khách mời bây giờ có thể điều khiển được, nút L1 dùng để tăng tốc độ. Thêm vào đó, trò chơi được lồng tiếng Anh và có chế độ 16:9 tương thích với màn ảnh rộng, cũng như một đĩa đặc biệt đi cùng giống như phiên bản Bắc Mỹ. Cuối cùng, một phần mới cho phép người chơi săn quái vật và Espers trong một vài bản đồ nhỏ để kiếm items và gil. Danh sách những thay đổi:

  • Zodiac Job System – Có tất cả 12 bảng License Boards, mỗi bảng tượng trưng cho một nghề. Khi một nhân vật chọn một nghề, người đó không thể thay đổi trong suốt trò chơi. Những ô licenses nằm riêng biệt có thể được mở ra bằng cách mở khóa espers hay quickenings.
  • Trial Mode – Người chơi phải vượt qua 100 màn, quái vật sẽ khỏe hơn sau mỗi bài. Hoàn thành phần chơi này sẽ mở khóa New Game+: Weak Mode.
  • Điều khiển được Guests – Nhân vật khách mời bây giờ có thể điều khiển được và bảng gambits của họ có thể thay đổi. Tuy nhiên những trang bị của họ không thể bị tháo ra.
  • Điều khiển được Espers – Bây giờ người chơi có thể điều khiển được Espers và điều chỉnh bảng gambits của chúng. Bạn có thể cho chúng sử dụng tuyệt chiêu bất cứ khi nào bạn muốn.
  • Tăng tốc độ – Nhấn L1 để tăng tốc độ trò chơi giúp tiết kiệm thời gian cho việc di chuyển.
  • Gambit thay đổi – Có 16 gambits mới. Tất cả gambits có thể mua được sau khi rời khỏi Barheim Passage.
  • Item Thay đổi – Có một số đồ mới được thêm vào và tác dụng của một vài items bị thay đổi.
  • Kẻ địch thay đổi – Một vài kẻ địch được thêm vào và thay đổi, bao gồm cả trận chiến với năm Judge Magisters.
  • Magick thay đổi – Một vài phép được đặt tên lại, trong khi một số được chuyển đến phần khác; một ví dụ có thể dễ dàng nhận thấy là Brave và Faith bây giờ nằm trong White Magick. Không phải tất cả Magick đều mua được, một số phép yêu cầu người chơi phải mở những hòm đồ.
  • Trang bị thay đổi – Có một số vũ khí mới như Excalipoor, và một vài được thay đổi. Áo giáp và phụ kiện cũng thay đổi đôi chút. Một số vũ khí thay đổi thuộc tính.
  • Shop thay đổi– Môt số shops thay đổi, họ sẽ bán những thứ khác so với phiên bản cũ.
  • Mist Knack (Quickening) thay đổi – Mist knacks không còn sử dụng MP. Thay vào đó, chúng có thanh Mist gauge riêng.
  • MP thay đổi – Mist Knacks không còn làm tăng thêm MP. Bây giờ, nhân vật chỉ nhận nhận được MP mỗi khi họ lên level. MP tối đa phụ thuộc vào nghề.
  • New Game+ – Có thêm hai phần New Game+. Ở Strong Mode, tất cả các nhân vật đều bắt đầu từ level 90, và trong Weak Mode, nhóm sẽ bắt đầu từ level 1 và sẽ không nhận được điểm kinh nghiệm. Bạn không thể mang theo bất cứ một thứ gì sang những files save mới này.
  • Sự xuất hiện của những hòm đồ – Bây giờ bạn chỉ cần đi sang một vùng lân cận để hòm đồ xuất hiện trở lại.
  • Item trong những hòm đồ - Một vài items trong rương đã được đổi chỗ, thêm vào hay loại bỏ.
  • Break Damage Limit – Không còn giới hạn mức sát thương. Nếu một nhân vật có thể gây ra một lượng damage lớn hơn 9999, nó sẽ được hiển thị trên màn hình. Khi đối đầu với những quái vật yếu, người chơi có thể đạt được mức 100,000 HP chỉ với một đòn đánh.

Thêm nữa, không giống với Final Fantasy X-2 International, trò chơi mà bạn có thể sử dụng files save từ Final Fantasy X-2, phiên bản này không cho phép người chơi sử dụng files save từ Final Fantasy XII.

Lỗi (Glitches)[]

Một trong những lỗi được biết đến nhiều nhất trong trò chơi có thể làm cho kẻ thù biến mất. Để có thể sử dụng được lỗi này, người chơi phải tạo ra một nhóm gồm hai thành viên, dùng Immobilize lên một nhân vật và điều khiển người còn lại giữ L2 (fleeing) di chuyển ra xa sao cho khoảng cách giữa họ là rất lớn. Khi quái vật xuất hiện, để nhân vật đó trở lại trạng thái chiến đấu và nhanh chóng chuyển con trỏ về nhân vật đang đứng yên và dùng lệnh "switch leader". Cuối cùng dùng lệnh đó một lần nữa để trở lại với thành viên còn lại và quái vật trong phạm vi mini map sẽ biến mất khỏi màn hình. Lỗi này sẽ trở nên rất hữu dụng nếu bạn muốn chiến đấu với Zodiark trong Henne Mines mà không phải chạm trán với quái vật trên đường đi. Một lỗi khác cũng rất có ích là "zone-out". Lỗi này làm cho trò chơi tưởng rằng quái vật chưa hẳn đã chết và nó sẽ xuất hiện trở lại. Lỗi này hoạt động khi một kẻ thù bị giết nhưng nhân vật lại chạy qua vùng lân cận trước khi lượng EXP và LP hiện lên trên màn hình. Bạn vẫn nhận được EXP và LP nhưng quái vật sẽ xuất hiện trở lại (cho rằng điều kiện để nó xuất hiện đã đạt được) sau khi nhân vật ngay lập tức quay trở lại vùng họ mới đi qua. Lỗi này được dùng chủ yếu để chain rare monters, mà không phải đi ra xa hai vùng. Sự phát hiện của lỗi này còn giúp người chơi có được battle chain cao hơn, giúp cho số lượng và tần số xuất hiện của đồ rơi ra nhiều hơn. Lỗi này thường thường được dùng với rare monsters Dustia, và Helvinek. Dustia cung cấp một lượng lớn EXP, LP và gil (kiếm được bằng cách bán Books of Orgain) để việc lên level ở giai đoạn đầu dễ dàng hơn, và Helvinek rơi ra Grand Armor.

Một lỗi khác là "người phụ nữ với mái tóc dựng đứng" ở Rabanastre. Bên cạnh với chiếc cầu gần Sandsea, ở đó có một NPC mà mái tóc của cô ta sẽ dựng đứng lên mỗi khi bạn nói chuyện cùng. Có một người khác cũng bị lỗi như vậy trong Rabanastre Aerodome, nhưng hiếm khi nhìn thấy.

Một điểm khác đến từ sự nhầm lẫn từ nhà sản xuất hơn là lỗi. Dyce mà bạn nhìn thấy ở Nam-Yensa Sandsea trước khi đến ngôi mộ cổ Raithwall's tomb có bề ngoài hoàn toàn khác với nhân vật Dyce sau khi nhóm tiêu diệt Garuda.

Lồng tiếng[]

Nhân vật Tiếng Nhật Tiếng Anh
Vaan Kouhei Takeda Bobby Edner
Penelo Yuna Mikuni Catherine Taber
Ashelia "Ashe" B'nargin Dalmasca Mie Sonozaki Kari Wahlgren
Balthier Hiroaki Hirata Gideon Emery
Fran Rika Fukami Nicole Fantl
Basch fon Ronsenburg Rikiya Koyama Keith Ferguson
Reks Hideki Tasaka Yuri Lowenthal
Larsa Ferrinas Solidor Yuka Imai Johnny McKeown
Vossler York Azelas Masaki Terasoma Nolan North
Reddas, Judge Zecht Takayuki Sugo Phil LaMarr
Vayne Carudas Solidor Nobuo Tobita Elijah Alexander
Judge Gabranth Akio Otsuka Michael E. Rodgers
Judge Bergan Yōsuke Akimoto Gary Martin
Judge Drace Yoko Soumi Julia Fletcher
Judge Ghis Ryunosuke Obayashi Mark Wing-Davey
Judge Zargabaath Ryuzaburo Otomo Simon Templeman
Emperor Gramis Gana Solidor Hidekatsu Shibata Roger L. Jackson
Doctor Cidolfus Demen Bunansa Chikao Otsuka John Lee
Lord Rasler Heios Nabradia Yasuyuki Kase Andrew Philpot
Migelo Shiro Saito John DiMaggio
Al-Cid Margrace Norio Wakamoto David Rasner
Marquis Halim Ondore IV Akio Nojima Tom Kane
Ba'Gamnan Koji Ishii Steve Blum
Jote Yoshiko Sakakibara Michelle Arthur
Mjrn Yukana Nogami April Stewart
King Raminas B'nargin Dalmasca Takehiro Koyama Nick Jameson
Gran Kiltias Anastasis Tamio Oki Dwight Schultz
Old Dalan Takehiro Koyama Dwight Schultz
Gilgamesh Daisuke Gori John DiMaggio
Garif Great-Chief Uball-Ka Yoshisada Sakaguchi Michael Chinyamurindi
Venat Narumi Tsunoda Anita Carey
Gerun King Seiko Tomoe Bernice Stegers
Kytes Takehiro Koyama Conner DeMita
Havharo Taketora Chris Edgerly

Thông tin bên lề[]

  • Game này chứa nhiều chi tiết gợi nhớ đến những game có cùng đội ngũ phát triển, hay dựa trên cùng 1 thế giới. Ví dụ, một Moogle tên là Montblanc điều hành một clan trong Final Fantasy XII, trước đó là nhân vật chính trong Final Fantasy Tactics Advance. Tương tự, người chơi có thể lấy được clan rank Riskbreaker, gợi nhớ game Vagrant Story.
  • Final Fantasy XII là game thứ 6 nhận được điểm số tuyệt đối 40 trên 40 của tạp chí game Nhật Bản, Famitsu.
  • Tên của tất cả các phi thuyền Archadia đều được lấy từ các summon đã xuất hiện trước đây, trong khi tất cả các phi thuyền Resistance được đặt tên theo các nhân vật đã xuất hiện. Thực tế, phi thuyền duy nhất có tên nguyên gốc là phi thuyển của nhóm, Strahl.
  • Đây là game thứ 2 trong dòng game chính Final Fantasy mà nhân vật Cid có liên hệ trực tiếp đến một thành viên trong nhóm — game kia là Final Fantasy X.
  • Vì căng thẳng chính trị, Công chúa Ashe yêu cầu nhóm bắt cóc cô. Tình huống này cũng giống như Công chúa Garnet yêu cầu Zidane bắt cóc cô trong Final Fantasy IX.

Bao Bì Đĩa[]

Gallery[]

Xem thêm[]

  • Final Fantasy XII Tips
  • Final Fantasy XII Official Strategy Guide
  • Final Fantasy XII Merchandise

Liên kết ngoài[]


Advertisement